Khi định hướng nghề nghiệp cho con, cha mẹ cần tìm hiểu tình hình xã hội hiện nay và xu thế phát triển để có cái nhìn tổng quan, qua đó hỗ trợ con định hướng nghề nghiệp phù hợp với sở thích, năng lực và nhu cầu xã hội
Khi lựa chọn nghề nghiệp, chúng ta có thể tham khảo sơ đồ Ikigai của người Nhật:
Công việc mơ ước sẽ là giao điểm của các yếu tố sau đây:
1. Chúng ta có YÊU THÍCH công việc đó không?
2. Chúng ta có GIỎI công việc đó không?
3. Chúng ta có ĐƯỢC TRẢ TIỀN để làm công việc đó không?
4. Công việc đó có TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC TỚI XÃ HỘI không? Xã hội có cần loại công việc đó không?
Yêu thích hay không tùy vào tính cách mỗi người, trải nghiệm nhiều sẽ biết mình thích gì
Giỏi hay không thì chỉ cần yêu thích + làm nhiều sẽ giỏi
Được trả tiền hay không thì quan sát công việc đó sẽ biết, mức lương cao hay thấp khảo sát sẽ biết được
Xã hội có cần công việc đó hay không thì cần nghiên cứu xu thế phát triển của kinh tế - xã hội
Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau bàn về xu hướng phát triển kinh tế - xã hội và thông qua đó đề cập những ngành nghề "có thể" sẽ phát triển mạnh mẽ:
1. Xu thế công nghệ/AI/Robot/Tích hợp hệ thống/Chip điện tử
2. Xu thế nông nghiệp công nghệ cao/ trồng rừng
3. Xu thế già hóa dân số VN và thế giới
4. Xu thế bảo vệ môi trường
5. Xu thế ăn sạch, uống sạch, ở sạch, hít thở sạch, tránh xa các chất độc, nhiễm khuẩn, ô nhiễm, chất hóa học trong thực phẩm, nước, không khí...
6. Xu hướng kinh tế chia sẻ
7. Xu hướng khủng hoảng tâm lý/cảm xúc
...
Nhận định được những xu thế này, chúng ta cần đưa ra những đặc tính của những ngành nghề có khả năng được trọng dụng
1. Liên quan tới công nghệ
2. Liên quan tới chăm sóc con người, đặc biệt là người cao tuổi
3. Liên quan tới các yếu tố xanh/hữu cơ
4. Liên quan tới cảm xúc, thứ robot không có
5. Liên quan tới những thứ không lặp lại hoặc lặp lại không hoàn toàn, có tính tùy biến cao
6. Ngành nghề giúp kiểm soát tâm lý
Qua đó, chúng ta có thể phán đoán rằng những ngành nghề sau có thể có ích trong tương lai 50 năm tới
1. Y tá/hộ lý chăm sóc người cao tuổi
2. Công nghệ sinh học (nghiên cứu vi khuẩn ăn rác thải nhựa)
3. Công nghệ hóa học (Nghiên cứu chất bảo quản tự nhiên)
4. Nông nghiệp công nghệ cao, trồng rừng
5. Lập trình AI
6. Thiết kế chip
7. Chuyên gia tích hợp hệ thống
8. Nhạc sĩ/ca sĩ/họa sĩ/nghệ sĩ
9. Lifestylist/ Hairstylist/Fashionista
10. Nhà đầu tư chuyên nghiệp
11. Chăm sóc thú cưng
12. Dược sĩ/bác sĩ
13. Chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý, nhà tâm lý học
14. Chuyên gia Yoga, thiền, phật pháp
0 Point
(0%)/Star
0 vote