Email:hotro@capi.vn
Kinh nghiệm đầu tư

Kinh nghiệm đầu tư

Các thủ thuật xào nấu báo cáo tài chính cần lưu ý khi đầu tư cổ phiếu

11/10/2021
252

Các thủ thuật xào nấu báo cáo tài chính cần lưu ý khi đầu tư cổ phiếu

 

  • Mục đích xào nấu bảng cân đối kế toán: Nhằm tăng quy mô tài sản của doanh nghiệp dùng cho đấu thầu, cổ phần hóa, vay nợ tín dụng, làm đẹp cấu trúc tài sản, nợ, làm đẹp các chỉ số đòn bẩy tài chính, chỉ số hoạt động…hoặc ngược lại
  • Mục đích xào nấu BC KQKD: Làm tăng doanh thu, lợi nhuận, làm đẹp cấu trúc thu nhập, chi phí, làm đẹp các chỉ số lợi nhuận…hoặc ngược lại phục vụ cho phát hành cổ phiếu, hỗ trợ giá cổ phiếu hoặc phát hành trái phiếu, vay nợ tín dụng
  • Mục đích xào nấu BC LCTT: Làm đẹp dòng tiền hoạt động kinh doanh…hoặc ngược lại nhằm mục đích chứng minh tính thanh khoản khi phát hành trái phiếu, vay nợ tín dụng…

  

Khi nhận được câu hỏi: “Anh kiểm toán người trả tiền cho mình? Vậy ai sẽ kiểm toán anh?”. Đại diện ngành kiểm toán trả lời: “Lương tâm của chúng tôi”. Vậy đó, các bạn sẽ luôn cần phải nghi ngờ các báo cáo tài chính, ngay cả khi báo cáo đó đã được kiểm toán để đề phòng lương tâm kiểm toán đã bị mua. Thêm nữa, kiểm toán chỉ quan tâm đến những yếu tố mang tính “Trọng yếu” ở mức độ “hợp lý” còn những yếu tố không trọng yếu thì có thể sẽ được bỏ qua!!!

null

Khi chúng ta đầu tư cổ phiếu doanh nghiệp, phần hay bị xào nấu nhất là doanh thu và lợi nhuận vì các nhà đầu tư quan tâm đến khoản mục này nhất khi đánh giá doanh nghiệp. Một hoạt động xào nấu có thể ảnh hưởng tới nhiều báo cáo cùng một lúc do nguyên tắc hạch toán kế toán.

Dưới đây là những kiểu xào nấu báo cáo tài chính thường gặp nhất:

 

  1. Ghi nhận doanh thu quá sớm, ghi nhận doanh thu trước khi các điều kiện ghi nhận doanh thu được thỏa mãn. Đặc biệt khi doanh thu tăng kèm theo phải thu tăng mạnh. Đặc biệt lưu ý các doanh nghiệp bất động sản, xây dựng.
  2. Ghi nhận doanh thu ảo liên quan đến các giao dịch bán hàng/bán dự án/bán khoản góp vốn đầu tư… cho một bên liên quan, bên liên kết, công ty hoặc đối tác liên doanh. Điển hình là các giao dịch mua bán sản phẩm, dịch vụ giá trị lớn cho khách hàng không phải là truyền thống của DN.
  3. Ghi nhận tiền vay từ đối tác thành doanh thu. 
  4. Thứ ba, chuyển chi phí cùng kỳ sang kỳ hoạch toán sau đó. Treo chi phí sai kỳ phát sinh, điều tiết chi phí sang kỳ khác,
  5. Điều chỉnh chi phí khấu hao hoặc các chi phí trích trước kéo dài làm giảm chi phí cùng kỳ và qua đó làm tăng lợi nhuận. Ví dụ hiện nay đang khấu hao 5 năm chuyển thành khấu hao 10 năm thì sẽ dàn đều chi phí khấu hao qua đó làm tăng lợi nhuận.
  6. Không trích lập dự phòng phải thu, dự phòng hàng tồn kho, dự phòng các khoản đầu tư…hoặc cố ý trích lập không đúng bản chất nhằm tạo thua lô hoặc lợi nhuận bất thường
  7. Ủy thác đầu tư hoặc nhận ủy thác đầu tư với cá nhân hoặc doanh nghiệp khác với tỉ trọng lớn trên tổng tài sản.
  8. Cho vay hoặc vay cá nhân, doanh nghiệp khác trọng yếu
  9. Thành lập công ty TNHH Thùng Rác. Đẩy toàn bộ lỗ về 1 công ty trong hệ thống mà k hợp nhất lên BCTC (Do nắm giữ tỉ trọng thấp hoặc thậm chí k có liên quan về mặt pháp lý). Bán hàng tồn kho hoặc khoản phải thu sang cho công ty bên thứ ba không kiểm soát để làm đẹp doanh thu lợi nhuận và CFO (FLC)
  10. Sales and Lease back: Ăn lợi nhuận của tương lai (HVN, BamBoo, VJC)
  11. Làm cho xấu 1 thể (Take a Big Bath) rồi hồi phục dạng Turn Around (TTF)
  12. Lợi thế thương mại: Những công ty thường xuyên có lợi thế thương mại tăng lên hàng năm thì 1 là 1 tay M&A cừ khôi 2 là 1 tay mafia khét tiếng (NVL, BCG…)
  13. Bán trên 51% cổ phần cho doanh nghiệp hoặc cá nhân sân sau để hạch toán doanh thu và lợi nhuận (TDH…)
  14. Bán hàng qua sân sau, bán hàng rồi trả lại sau thời điểm chốt báo cáo (Nó sẽ lên lưu ý sau kỳ báo cáo kiểm toán nhưng có thể ít người để ý), doanh thu mảng chủ đạo lại chiếm tỉ trọng thấp, doanh thu “rác” chiếm tỉ trọng lớn
  15. Vốn hóa chi phí lãi vay, biến hóa OPEX thành CAPEX, vốn hóa và khấu hao dần thay vì chịu chi phí trong 1 kỳ.
  16. Chênh lệch đánh giá lại tài sản khi phát sinh góp vốn bằng tài sản (Thu nhập khác nếu lãi, chi phí khác nếu lỗ)
  17. Thay đổi phương pháp tính giá vốn, giá hàng hóa tồn kho LIFO, FIFO
  18. Tăng giảm tỉ trọng nắm giữ ở công ty con khi gặp bất lợi hay thuận lợi, muốn hay không muốn hợp nhất
  19. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh quá khác biệt qua thời gian dài.
  20. Doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng đột biến so với ngành, đối thủ cùng ngành
  21. Tốc độ tăng doanh thu tương quan với tốc độ tăng phải thu, tốc độ tăng tồn kho
  22. Chuyển đổi thuê hoạt động và thuê tài chính
  23. Có các khoản doanh thu lợi nhuận gây ngạc nhiên vào “những ngày cuối kỳ” báo cáo
Tư vấn đầu tư và Quản lý tài sản