Sóng ngành
Thường khi một ngành nào đó có “Sóng” bạn kỳ vọng toàn bộ công ty trong ngành đó sẽ tăng
Ví dụ sóng ngành thép chẳng hạn, khi HPG tăng mạnh, bạn kỳ vọng HSG cũng sẽ tăng, NKG, SMC, VGS, POM, VIS…cũng sẽ tăng.
Ví dụ sóng chứng khoán chẳng hạn, SSI tăng mạnh, bạn kỳ vọng VND, HCM, SBS, SHS, MBS, CTS… cũng sẽ tăng.
Do đó, nếu chậm chân mua doanh nghiệp đã tăng (Thường là doanh nghiệp đầu ngành) bạn sẽ nhanh trí mua doanh nghiệp thứ 2, thứ n trong ngành với lý do “nó chưa tăng”. Sóng ngành đúng là có thể cả ngành cùng tăng do hưởng lợi một yếu tố vĩ mô hay một yếu tố đầu vào thuận lợi nào đó (VD nguyên vật liệu giảm giá sâu)…nhưng cũng có trường hợp doanh nghiệp đầu ngành tăng trưởng mạnh vì ăn thị phần của các doanh nghiệp khác trong ngành, hay sự khác biệt về phân ngành trong ngành, ví dụ sản xuất thép và thương mại thép cũng khác biệt nhau về cấu trúc tài chính và qua đó chịu ảnh hưởng rất khác nhau bởi các yếu tố tác động khác nhau. Hay như các doanh nghiệp chứng khoán, có doanh nghiệp mạnh về tự doanh, có doanh nghiệp mạnh về môi giới…qua đó cấu trúc thu nhập cũng rất khác nhau và hoàn toàn có thể phản ứng trái chiều với cùng 1 yếu tố tác động. Cũng lưu ý thêm là sóng ngành cũng có dăm bảy loại, có loại sóng ngành do các yếu tố cơ bản giúp thay đổi về chất cho ngành đó thì sóng ngành có thể kéo dài nhiều năm, sóng ngành do yếu tố đầu cơ, thay đổi một vài yếu tố đầu vào ngắn hạn có thể chỉ tạo nên một cơn sóng ít tháng.
Sóng ngành là thứ cần được quan tâm đặc biệt do nếu bắt đúng sóng bạn có thể kiếm được tiền bằng cả thập kỷ gửi ngân hàng. Do đó dù làm gì, bạn cũng cần phải nghiên cứu trước doanh nghiệp và luôn ở trong watching list, danh sách theo dõi này phải đảm bảo các yếu tố cơ bản tốt, sau đó khi có yếu tố đầu vào thuận lợi, bắt đầu vào sóng ngành, hãy chớp thời cơ mua các doanh nghiệp đã được phân tích kỹ, đừng mua đuổi những doanh nghiệp 1) chưa được phân tích kỹ 2) chỉ vì nó thuộc ngành đó và 3) vì nó “Chưa tăng giá”
0 Point
(0%)/Star
0 vote