Khi thị trường giảm chúng ta đều nhìn thấy thị trường giảm. Khi thị trường có 1 phiên tăng sau đó, chúng ta ai cũng nhìn thấy, nhưng liệu xu hướng tăng này đã thành hình và kéo dài chưa hay chỉ là 1 bull trap mà dính vào có thể chúng ta sẽ chịu hậu quả nặng nề?
Khi trời mưa chúng ta đều nhìn thấy trời mưa. Khi trời nắng lại sau cơn mưa, chúng ta ai cũng nhìn thấy, nhưng liệu có nắng được kéo dài chưa hay chỉ là 1 khoảnh khắc nắng rồi để lại mưa tiếp kéo dài. Nếu không nhận diện được mà làm việc ngoài trời có phải chúng ta sẽ bị ướt hết người hay không?
Do đó, công tác dự báo chứng khoán có vẻ cũng giống như dự báo thời tiết?
Để đưa ra được dự báo thời tiết, trước hết người dự báo phải có:
1) Có dữ liệu quan trắc từ vệ tinh, radar về các lớp khí quyển và xu hướng chuyển động của chúng. Các dữ liệu này được trao đổi xuyên quốc gia vì thời tiết không có biên giới
2) Phân tích dữ liệu gồm các yếu tố như gió, mây, khí áp, nhiệt độ và các yếu tố khác từ đó xác định được các khối khí, rãnh áp, các kiểu hoàn lưu... từ đó đánh giá khả năng xảy ra các đối lưu mạnh là điều kiện cơ bản dẫn tới các thời tiết cực đoan như lốc, bão...
3) Lập mô hình dự báo số hóa dựa trên các dữ kiện đầu vào và lịch sử quá khứ
4) Lập bản tin dự báo thời tiết.
Như vậy, để dự báo xu hướng thị trường chứng khoán, áp dụng mô hình của dự báo thời tiết, chúng ta cần làm gì?
1) Dữ liệu biến động giá và khối lượng theo các khung thời gian: 1M, 1W, 1D, 5 để nhìn từ bức tranh tổng quan tới chi tiết về thị trường
2) Phân tích dữ liệu gồm giá, khối lượng, các đường EMA 200,100,50,20,10, Bollinger Bands, RSI, RS, PVT, Stochastic RSI, MACD, tin tức... để biết xu hướng chính hiện tại (TREND), vị trí hiện tại trên chu kỳ thị trường (WYCKOFF), mô hình giá đảo chiều từ đó đánh giá khả năng tiếp tục hay thay đổi xu hướng thị trường (Tỉ lệ %, mức độ tin cậy)
3) Mô hình hóa dự báo dựa trên các dữ kiện có sẵn (Sử dụng phần mềm nếu có thể)
4) Lập bản tin dự báo chứng khoán
0 Point
(0%)/Star
0 vote