Email:hotro@capi.vn
Kinh nghiệm đầu tư

Kinh nghiệm đầu tư

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT SIÊU CỔ PHIẾU

18/09/2021
134

Trên thị trường chứng khoán Việt Nam có gần 2.000 mã cổ phiếu và sẽ ngày càng có nhiều doanh nghiệp lên sàn niêm yết. Đây thực sự là một mỏ vàng cho những người thợ mỏ biết chắt lọc, đãi cát tìm vàng. Tuy vậy, số lượng doanh nghiệp niêm yết lớn và sẽ-ngày-càng-lớn là một thách thức cho chúng ta trong việc tìm ra những siêu cổ phiếu. Siêu cổ phiếu là cổ phiếu, mà theo định nghĩa của tôi, là những cổ phiếu có khả năng tăng giá “bằng lần” tức vài trăm đến vài nghìn % trong một khoảng thời gian ngắn, ví dụ như 6 tháng đến vài năm. Sở dĩ chúng ta cần tìm những siêu cổ phiếu như vậy để có thể rút ngắn quá trình đi tới thành công.

Khi chúng ta thành công, chúng ta sẽ có một nền tảng vững chắc để tiếp tục đầu tư theo chiều hướng cẩn trọng hơn, đồng thời có nguồn lực để giúp đỡ được thêm nhiều người khác. Đó quả là một đích đến đáng mơ ước, mang đến sự giàu có cho bản thân gia đình mình, được phép làm những việc mình yêu thích và giúp đỡ cho những người khác cũng đi trên con đường đúng đắn để đến với sự sung túc.

Và chứng khoán quả là một con đường vô cùng tuyệt vời để chúng ta có thể làm điều đó. Chứng khoán không yêu cầu bằng cấp, không yêu cầu ngoại hình đẹp, không yêu cầu phải giao tiếp tốt, không yêu cầu thành thạo vi tính văn phòng, không yêu cầu phải thường xuyên đi công tác, cũng không yêu cầu phải có số tiền lớn. Với chứng khoán, chúng ta có thể kinh doanh ở những ngành nghề mà chúng ta mơ ước mà không cần xắn tay vào làm trực tiếp, không lo bị đuổi việc, không lo bị nợ lương, không lo những nỗi lo bạc đầu của chủ doanh nghiệp. Chúng ta có 2 quyền tối thượng. Một là được quyền đầu tư tiền của mình vào những công ty tốt và hai là, được tháo chạy khỏi những công ty xấu hoặc những công ty không còn đủ tốt theo tiêu chuẩn của chúng ta.

Vậy lục tìm những siêu cổ phiếu là việc chúng ta phải làm để có thể đạt được thành công khi đầu tư chứng khoán. Nhưng lục tìm trong rất nhiều cổ phiếu là một việc gặp nhiều khó khăn. Do đó, chúng ta cần biết được đâu là những dấu hiệu, những đặc điểm của một siêu cổ phiếu để chúng ta tập trung phân tích tìm hiểu và làm rõ. Để làm được điều này không có gì đúng đắn hơn là việc nhìn lại những siêu cổ phiếu trong quá khứ, những cổ phiếu tăng trưởng siêu hạng và bền vững trong quá khứ để tìm kiếm những đặc điểm, những tiêu chí cho việc lọc tìm ra những cổ phiếu tương tự trong tương lai.

Dưới đây là những cổ phiếu đặc biệt trên thị trường chứng khoán Việt Nam, những cổ phiếu đã liên tục tăng trưởng bền bỉ qua thời gian dài và những đặc tính của chúng. Có thể nhận thấy chúng có một số đặc điểm chung như sau:

  1. Liên tục mở rộng năng lực sản xuất, năng lực cung ứng dịch vụ/sản phẩm thông qua đầu tư xây dựng các nhà máy mới
  2. Liên tục tìm kiếm thị trường tiêu thụ mới ở trong nước hoặc ở nước ngoài
  3. Áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất giúp tăng năng suất và hạ giá thành
  4. Áp dụng R&D vào doanh nghiệp giúp sản xuất ra sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, chế biến sâu sản phẩm mang lại biên lợi nhuận cao hơn.
  5. Lãnh đạo nắm giữ cổ phần đáng kể tại doanh nghiệp, chơi đẹp với cổ đông và là những con người có tài năng, năng lực chuyên môn và tận tâm với doanh nghiệp, có quan hệ tốt với chính phủ.
  6. Có quỹ nước ngoài hoặc các quỹ đầu tư bảo trợ, đầu tư dài hạn cùng doanh nghiệp
  7. Có cổ đông tổ chức làm đối trọng trong HĐQT.
  8. Đa phần các doanh nghiệp có phát hành ESOP, phát hành riêng lẻ hoặc phát hành cho cổ đông hiện hữu để có vốn thúc đẩy tăng trưởng.
  9. Bắt đầu tăng trưởng với vốn điều lệ thấp, liên tục chia tách cổ phiếu và cổ tức tiền mặt kết hợp trên đường tăng trưởng
  10. Cổ tức tiền và cổ phiếu đều và liên tục, có xu hướng tăng, đặc biệt giá tăng mạnh khi doanh nghiệp chia tách cổ phiếu 2:1, 1:1, 1:2, 1:3
  11. Sản xuất lớn đảm bảo có lợi thế về quy mô dẫn tới giá vốn trên đầu sản phẩm thấp, gia tăng sức mạnh cạnh tranh, tăng thị phần và biên lợi nhuận.
  12. Xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ cho sự phát triển bền vững
  13. DN có gốc nhà nước hoặc gốc quân đội cổ phần hóa và hoặc thoái vốn
  14. DN luôn tìm cách thâu tóm các đối thủ trong ngành nhằm tăng thị phần
  15. DN có bước chuyển đổi chiến lược hoạt động thành công
  16. DN tận dụng được những thuận lợi khách quan như các FTAs, xu hướng lãi suất, xu hướng big data, xu hướng 4.0, xu hướng làm việc online, xu hướng chiến tranh thương mại…

 

Tư vấn đầu tư và Quản lý tài sản