Đối mặt với nguy cơ suy thoái kinh tế mà nặng nề hơn có thể là khủng hoảng kinh tế, nhiều nước có các đồng tiền mạnh trên thế giới đã ồ ạt tung ra các gói hỗ trợ khẩn cấp, nhằm chống lại dịch virus Covid 19, cấp cứu thanh khoản cho các doanh nghiệp, hỗ trợ thu nhập cho người dân nhằm gia tăng sức chống đỡ của nền kinh tế. Cụ thể:
MỸ:
Chính phủ Mỹ đã tung ra gói hỗ trợ 2.000 tỉ USD, trong đó:
- 250 tỉ USD thanh toán trực tiếp cho các cá nhân và hộ gia đình: Thanh toán trực tiếp 1,200 đô la/lần cho các cá nhân kiếm được 75,000 đô la trong tổng thu nhập hoặc ít hơn. Với các cặp vợ chồng kết hôn kiếm được đến 150,000 đô la sẽ nhận được 2,400 đô la và thêm 500 đô la cho mỗi đứa trẻ. Những ai có thu nhập trên 75,000 đô la và dưới 99,000 đô la nhận được khoản ít hơn. Khoản thanh toán trực tiếp này không dành cho cá nhân độc thân có thu nhập ở mức 99,000 đô la hoặc tổng thu nhập ở mức 198,000 đô la đối với cặp vợ chồng không có con.
- 350 tỉ USD cho vay các doanh nghiệp nhỏ nhằm cấp cứu thanh khoản
- 250 tỉ USD dùng để tăng trợ cấp thất nghiệp, theo đó tiền trợ cấp thất nghiệp sẽ tăng thêm 600 USD/tuần và những người trước đó không đủ điều kiện được hỗ trợ như những người tự làm chủ cũng sẽ được nhận trợ cấp
- 500 tỉ USD cho vay các DN chịu ảnh hưởng nặng từ dịch, điển hình như các doanh nghiệp hàng không
- Phần còn lại 150 tỉ USD cho chăm sóc y tế, 31 tỉ USD cho giáo dục, các chi phí hỗ trợ khác...
FED mới gần đây cũng tiếp tục tung thêm một gói cứu trợ nữa, trị giá lên tới 2.300 tỉ USD, bao gồm:
- Hỗ trợ 600 tỉ USD cho doanh nghiệp: Các doanh nghiệp cỡ vừa có 10.000 nhân viên và doanh thu dưới 2,5 tỷ USD năm 2019 sẽ được ưu tiên vay vốn. Thanh toán gốc và lãi sẽ được hoãn trong vòng một năm. Các doanh nghiệp bán lẻ sẽ được vay 1-25 triệu USD
- Hỗ trợ 500 tỉ USD cho chính quyền các địa phương và phần còn lại dành cho hỗ trợ người lao động
EUROZONE:
Châu Âu cũng mới thông qua gói hỗ trợ khẩn cấp 540 tỉ EURO, gồm:
- 240 tỉ Euro cho vay các nước thành viên tới 2% GDP của nước đó
- 200 tỉ Euro hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
- 100 tỉ Euro hỗ trợ người lao động, giảm tỉ lệ thất nghiệp
Cộng với các gói riêng lẻ của các quốc gia châu Âu, gói cứu trợ của khu vực này lên tới tổng cộng 3.200 tỉ Euro
NHẬT:
Nhật Bản cũng đã hành động khi tung ra gói cứu trợ trị giá 1000 tỉ USD:
- 250 tỉ USD dành cho y tế chống dịch (Khẩu trang, thiết bị y tế, tăng cường kho dự trữ thuốc men)
- 157 tỉ USD dành cho các ngành công nghiệp nặng chủ lực của Nhật Bản
- 85 tỉ USD hỗ trợ cho các doanh doanh nghiệp bị tổn thương nặng nề trong dịch như các công ty du lịch đến ngành giải trí, khách sạn nhà hàng và vận tải
- Phần còn lại hơn 500 tỉ USD: hỗ trợ các doanh nghiệp trả lương cho nhân viên, trợ cấp cho các công ty nhỏ mà doanh thu bị giảm mất hơn phân nửa vì Covid-19. Các tập đoàn tổ chức sự kiện bị thua lỗ nặng do hàng loạt các sinh hoạt văn hóa, thể thao … bị hủy bỏ cũng sẽ được chính phủ giảm thuế và bồi thường thiệt hại
HÀN QUÔC
Chính phủ Hàn Quốc đã cam kết chi 80 tỉ USD cho công tác phòng chống dịch và hỗ trợ nền kinh tế
TRUNG QUỐC:
Khá ngạc nhiên là nền kinh tế đầu tiên bị ảnh hưởng bởi dịch Covid 19 lại chưa có động thái đáng kể nào trong việc tung ra các gói hỗ trợ kinh tế "siêu to khổng lồ" như trông đợi
VIỆT NAM
Việt Nam đã cam kết chi 253 nghìn tỉ, tương đương 11 tỉ USD, khoảng 4% GDP để hỗ trợ nền kinh tế, trong đó:
- Gói an sinh xã hội 62.000 tỉ đồng: Lao động nghỉ không lương và LĐ bị hoãn hợp đồng từ 1 tháng trở lên được hỗ trợ 1.8 triệu đồng/người/tháng, cho doanh nghiệp vay số tiền tương đương nửa tháng lương k tính lãi 0%, không cần tài sản bảo đảm, hộ KD cá thể ngừng KD được hỗ trợ 1 triệu/tháng, trợ cấp người có công với cách mạng 500 nghìn đồng/người/tháng, Hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ 1 triệu/tháng, doanh nghiệp có 50% nhân sự trở lên nghỉ việc được cho tạm dừng đóng BHXH hưu trí và tử tuất, nhận 1tr từ quỹ BHXH
- Gói gia hạn tiền thuê đất, thuế phí trị giá 180.000 tỉ đồng: Miễn giảm các loại thuế phí, lệ phí, tiền thuê đất
- Gói hỗ trợ tiền điện: giảm 10% tiền điện trị giá 11.000 tỉ đồng trong 3 tháng 4,5,6
Ngoài ra, chính phủ cam kết giải ngân hết số tiền 700.000 tỉ đồng đầu tư công trong năm 2020 và các ngân hàng thương mại cam kết giải ngân, hỗ trợ lãi suất, cơ cấu nợ, giãn nợ...lên tới 300.000 tỉ đồng.
Như vậy có thể thấy bức tranh tổng thể là các nước có đồng tiền mạnh trên thế giới đều đã bơm tiền ồ ạt để hỗ trợ nền kinh tế đang suy sụp, Trung Quốc chưa có động thái gì, trong khi Việt Nam đang hành động khá dè dặt.
So với các khoản hỗ trợ kích thích kinh tế sau giai đoạn khủng hoảng 2008 với các gói hỗ trợ lãi suất 4% lên tới 30.000 tỉ trong bối cảnh lãi suất và lạm phát cao thì chính phủ hiện nay đang hành động thận trọng hơn, nhằm đảm bảo các cân đối vĩ mô lớn trong và cả sau dịch. Các giải pháp chính phủ đưa ra chủ yếu nhằm hỗ trợ người lao động duy trì cuộc sống và phần nào hỗ trợ thanh khoản cho doanh nghiệp. Vai trò "kích thích' kinh tế, hỗ trợ thanh khoản cho doanh nghiệp chủ yếu được trao cho các ngân hàng thương mại với những cam kết khủng. Tuy vậy, cũng cần nhìn nhận khách quan là số tiền cam kết cho vay cũng nằm trong định mức tăng trưởng tín dụng hàng năm mà ngân hàng nhà nước cấp cho các ngân hàng thương mại. Thêm nữa, đặc thù của ngân hàng thương mại là hành động vì lợi nhuận, vì lượi ích của cổ đông chứ không vì phúc lợi xã hội. Phúc lợi, nếu có cũng chỉ nhằm giúp cho kết quả kinh doanh của các ngân hàng trong tương lai bớt tệ đi mà thôi. Các ngân hàng vẫn sẽ tiếp tục cấp thêm tín dụng, cho vay, cơ cấu nợ, miễn giảm lãi cho các khách hàng tốt, có tăng trưởng, có khả năng phục hồi sau dịch bệnh và tiếp tục nói không với các doanh nghiệp có nguy cơ nợ xấu, mất vốn.
Trước mắt, trong ngắn hạn, thị trường chứng khoán có thể hưởng lợi từ tâm lý "bơm tiền" nhưng lợi thế tâm lý này có lẽ cũng sẽ sớm qua đi, để kéo chúng ta về với thực tại là nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn và bị ảnh hưởng nặng nề
0 Point
(0%)/Star
0 vote