XU HƯỚNG ĐẦU TƯ CÓ TRÁCH NHIỆM BỀN VỮNG ESG
Trong thời gian gần đây, đặc biệt là sau đại dịch Covid 19, xu hướng đầu tư ngày càng hướng đến các doanh nghiệp đạt chuẩn ESG (Environment - Social - Governance = Môi trường - Xã hội - Quản trị) mang tính bền vững cao hơn. Đó cũng là một cách các nhà đầu tư thể hiện quan điểm và trách nhiệm của mình với môi trường và xã hội, góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp quan tâm chú ý nhiều hơn đến những yếu tố này
Sau một thời gian tăng trưởng mạnh mẽ suốt 30 năm, gần đây Trung Quốc có xu hướng cấm hoặc hạn chế bằng nhiều biện pháp, đối với các ngành nghề gây ô nhiễm môi trường. Bắc Kinh và nhiều thành phố lớn chìm trong làn khói bụi ô nhiễm nhiều năm gần đây đã khiến họ phải hành động. Rất nhiều ngành nghề như thép, xi măng, hóa chất, dệt nhuộm, giấy...đã được dời nhà máy tới Việt Nam, nơi vẫn đang duy trì một tiêu chuẩn khá thấp về môi trường và trách nhiệm xã hội để đánh đổi lấy tăng trưởng kinh tế.
Những vấn đề như ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm ánh sáng, sử dụng lao động trẻ em...giờ đây trở thành những bài toán khó giải với Việt Nam. Tuy hiện tại chưa phải là vấn đề quá lớn, dù cũng đã manh nha khi chỉ số không khí ở mức cảnh báo cao ở các khu vực sản xuất công nghiệp lớn, và sẽ trở thành vấn đề nan giải trong thời gian tới. Do đó, hiện tại các quỹ đầu tư vào Việt Nam bắt đầu có xu hướng quan tâm tới yếu tố ESG (Environment - Social - Governance = Môi trường - Xã hội - Quản trị).
Cụ thể:
E dại diện cho Environment (Môi trường): Các khoản đầu tư cần lưu ý tới việc doanh nghiệp có phát triển gây hại tới môi trường hay không, ví dụ như làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất... hay không?
S đại diện cho Social (Xã hội): Các khoản đầu tư cần lưu ý tới việc doanh nghiệp có phát triển gây hại tới xã hội, tác động tiêu cực lên sự phát triển xã hội hay không, ví dụ như các vấn đề: rượu bia, thuốc lá, thuốc kích thích, nạo phá thai, sử dụng lao động trẻ em, giết mổ...
G đại diện cho Governance (Quản trị doanh nghiệp): Các khoản đầu tư cần lưu ý tới việc doanh nghiệp phát triển có quan tâm tới nhân quyền, quyền của người lao động, bình đẳng giới, công bằng thăng tiến, phúc lợi...hay không
Tóm lại ESG quan tâm đến những doanh nghiệp phát triển bền vững, lợi nhuận đi đôi với trách nhiệm với xã hội, với môi trường và với người lao động, đồng thời phản đối những doanh nghiệp vì lợi nhuận bất chấp môi trường, xã hội và phúc lợi người lao động.
Ở thị trường đầu tư Việt Nam hiện nay xu hướng này chưa thực sự mạnh mẽ nhưng cũng sẽ là một xu hướng đáng quan tâm và tất yếu xảy ra trong tương lai. Do đó chúng ta cần nhận định những ngành có lợi thế và những ngành nghề bất lợi.
Những ngành sẽ có lợi thế?
- Ngành năng lượng tái tạo: Điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối, xe điện
- Ngành công nghệ sinh học, thịt nhân tạo
- Những doanh nghiệp có hành động cụ thể quan tâm tới phúc lợi xã hội, phúc lợi người lao động
Những ngành bất lợi?
- Những ngành ô nhiễm: thép, xi măng, hóa chất, dệt nhuộm, giấy, thức ăn chăn nuôi, phân bón...
- Những ngành sử dụng nhiều năng lượng hóa thạch: Điện than,
- Những ngành gây tác động môi trường lớn: Khai thác mỏ
- Những ngành gây tác động xã hội xấu: Sản xuất kinh doanh rượu, bia, thuốc lá, giết mổ gia súc gia cầm
- Những ngành lạm dụng lao động trẻ em
0 Point
(0%)/Star
0 vote