FDI đóng góp cực kỳ lớn cho Việt Nam hàng chục năm qua, chiếm tới 20% GDP, 74% giá trị xuất khẩu, đóng góp 14% nguồn thu thuế và tạo ra tới 6 triệu việc làm. Nếu một ngày FDI chậm lại, thậm chí suy giảm thì sẽ tác động rất lớn tới động lực tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
he
Từ đầu thập niên 90 của thế kỷ 20, các doanh nghiệp FDI đầu tiên đã tìm đến Việt Nam sơ khai trong thời kỳ mở cửa hội nhập với tiềm năng và cơ hội cực kỳ lớn. Khi vào Việt Nam, những nhà đầu tư nước ngoài này chủ yếu quan tâm tới một số điểm chính:
1. Thể chế ổn định, tình hình chính trị ổn định
2. Các chính sách ổn định hoặc có thể dự báo được
3. Tỉ giá ổn định
4. Thuế suất thấp
5. Nhân công, nhân lực chất lượng cao và dễ kiếm
6. Giá thuê đất và cơ sở hạ tầng thấp
7. Dễ dàng chuyển lợi nhuận bằng ngoại tệ ra nước ngoài
8. Dễ chuyển giá, báo lỗ
9. Hạ tầng Logistic thuận lợi
10. Sẵn thị trường tiêu thụ nội địa với hơn 100 triệu dân
11. Thủ tục hành chính thuận lợi
Đáng lưu ý là lương nhân công đang có xu hướng tăng, giá đất công nghiệp tăng mạnh trong vài năm vừa qua, thuế suất từ năm 2023 doanh nghiệp FDI đa quốc gia có doanh thu trên 750 tr USD sẽ phải đóng tối thiểu 15% thuế thu nhập. Do đó các biện pháp ưu đãi thuế của Việt Nam sẽ trở nên bị vô hiệu hóa. Hạ tầng Logistic ở Miền Bắc tạm ổn còn miền trung và miền nam thì còn rất yếu.
Do đó, khả năng tốc độ tăng FDI sẽ chậm lại khi các yếu tố mang tính thu hút của Việt Nam đang từng bước kém đi. Điều này gián tiếp ảnh hưởng đến các ngành BĐS công nghiệp, logistic, cảng biển và các ngành công nghiệp sản xuất phụ trợ. Tốc độ tăng trưởng của các ngành này sẽ không còn cao được như giai đoạn trước
0 Point
(0%)/Star
0 vote